Chat ngay

Vỏ quýt có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Từ xa xưa ông cha ta đã sử dụng các loại thảo mộc tự nhiên để chế biến thành các bài thuốc chữa bệnh dân gian. Trong đó phải kể đến vỏ của quả quýt được xem là thần dược của sức khỏe. Mang lại rất nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa, hô hấp, làm đẹp…

Quýt được biết đến như một loại quả phổ biến và ưa chuộng với vị chua dễ chịu và mùi hương thơm mát. Hơn thế, vỏ quýt trong Đông Y được sử dụng để làm thuốc có tác dụng trị ho, viêm phế quản….

Thành phần trong vỏ quýt

Trước khi biết thêm về công dụng mà vỏ quýt đem lại cho sức khỏe, hãy tìm hiểu thành phần hóa học của vỏ quýt:Trong vỏ quýt tươi chứa nhiều tinh dầu. Thành phần hoạt chất chủ yếu là Limonene, aldehyde nonylic, dexyl citral và một ít tinh dầu có chứa huỳnh quang và mùi thơm. Ngoài ra còn chứa hesperidin, các hợp chất khác như synephrine. Các hợp chất này không chỉ tạo ra hương vị độc đáo mà còn có khả năng ngăn ngừa và chữa bệnh vô cùng tốt.

Vỏ quýt có tác dụng gì?

Vỏ quýt có tác dụng gì?
Vỏ quýt có tác dụng gì?

Vỏ quýt thường bị bỏ đi ngay sau khi ăn nhưng ít ai biết đến tác dụng thần kì mà nó mang lại. Vỏ quýt phơi khô rồi để lâu năm hay được gọi là “quýt trần bì”.

  • Trong Đông y: Vỏ quýt chín hay còn gọi là trần bì, có tính ôn, vị cay đắng, có tác dụng tiêu đờm, được dùng trong các trường hợp ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu, viêm phế quản,…
  • Trong Y học hiện đại: Vỏ quýt chứa nhiều tinh dầu thơm như: glucoxit orange, axit béo, vitamin và khoáng chất như Vitamin C, B1, canxi,… là vị thuốc điều trị cao huyết áp, nhồi máu cơ tim và các chứng bệnh về đường tiêu hóa.

2.1. Giảm ho, tiêu đờm

Đối với các bé bị ho khan, ho có đờm bố mẹ có thể dùng vỏ quýt ngâm với mật ong để cho bé uống giúp giảm tình trạng ho cho bé. Hỗn hợp này có mùi vị đậm đà, kích thích ngon miệng lại có tác dụng tiêu đờm hiệu quả.

2.2. Trị sâu răng

Nguyên nhân gây sâu răng, viêm lợi là do vi khuẩn streptococcus gây ra mà vỏ quýt lại chứa chất kháng khuẩn có khả năng gây ức chế sự phát triển của vi sinh vật.

2.3. Giảm đau, lo âu, và buồn nôn thông qua liệu pháp mùi hương

Là một trong những loại tinh dầu tốt nhất để cải thiện chứng lo âu và cảm giác

buồn nôn khi đc kết hợp cùng liệu pháp mùi thơm hoặc khuếch tán trong không khí. Có khá nhiều nghiên cứu đã chứng minh các loại dầu có nguồn gốc từ thực vật tự nhiên, chẳng hạn như quýt sẽ mang đến tác dụng hiệu quả trong việc giảm đau, tăng cường lưu thông máu ở vùng da bị tổn thương

2.4. Giảm mụn trứng cá, vết rạn da và sẹo

Giảm mụn trứng cá, vết rạn da và sẹo
Giảm mụn trứng cá, vết rạn da và sẹo

Loại dầu này rất nhẹ nhàng, ít gây nguy cơ kích ứng trên da. Hỗ trợ ngăn ngừa nhiễm trùng da bị kích thích bằng cách ngăn chặn VK và nấm phát triển. Nếu bạn đang tìm cách giảm tình trạng mụn thì có thể kết hợp tinh dầu vỏ quýt cùng các loại dầu nền khác: dầu hoa oải hương, dầu hoa cam.

2.5. Tinh dầu làm từ vỏ quýt ngăn ngừa nhiễm trùng

Một tác dụng khác của tinh dầu chiết xuất từ vỏ quýt là bảo vệ vết thương khỏi nhiễm trùng do vi khuẩn. Khi bôi lên da, tinh dầu sẽ tạo thành một hàng rào bảo vệ trên vết thương và thu thập tiểu cầu và bạch cầu ở nơi bị ảnh hưởng, từ đó ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn.

2.6. Vỏ quýt có tác dụng gì – Trị say xe

Bởi mùi thơm đặc trưng có trong vỏ quýt có tác dụng hạn chế và ngăn ngừa cảm giác khó chịu, chóng mặt, buồn nôn khi đi xe đường dài.

2.7. Làm mềm da, trị nứt nẻ

Vỏ quýt có tác dụng làm mềm da bởi chứa nhiều dưỡng chất khác nhau như: Vitamin A, E,…Những loại Vitamin này giúp phục hồi lớp biểu bì đồng thời làm tăng sức khỏe cho làn da.

Không chỉ làm mềm da, vỏ quýt sấy khô được nghiền nhỏ trộn cùng dầu thực vật có công dụng khôi phục vùng da bị nứt nẻ do thời tiết hay thiếu chất dinh dưỡng.

2.8. Trị viêm phế quản mãn tính

Tận dụng vỏ quýt tươi đun sôi cùng nước lọc rồi gạn lấy nước uống hàng ngày . Khi đó các thành phần hoạt chất đặc biệt có trong vỏ quýt sẽ phát huy hết công năng có tác dụng làm dịu mát phế quản, thông khí. Làm giảm đáng kể tình trạng viêm phế quản, nhanh lành vết viêm nhiễm.

Trị viêm phế quản mãn tính
Trị viêm phế quản mãn tính

2.9. Vỏ quýt có tác dụng gì – Chống mệt mỏi, mất ngủ

Hương thơm từ vỏ cam có tác dụng an thần. Trong khí đó, mùi thơm từ vỏ quýt tạo tâm trạng hưng phấn, kích thích những cảm xúc tích cực. Vì thế khi bị mất ngủ, tinh thần căng thẳng hoặc tim đập nhanh bạn có thể sử dụng vỏ quýt. Từ lâu, tinh dầu từ những loại cam, quýt đã được sử dụng như một phương thuốc chống mệt mỏi, căng thẳng, mất ngủ và chứng rối loạn mất ngủ.

2.10. Vỏ quýt có tác dụng gì – Chống ung thư

Vỏ quýt phơi khô có khả năng chống lại sự hình thành các tế bào ung thư. Giúp kích thích sự phát triển của tế bào bạch cầu mà chúng ta được biết bạch cầu là tế bào tiêu diệt mầm bệnh trong cơ thể. Không chỉ thế còn loại bỏ tế bào ung thư đột biến, đột biến ung thư dạ dày.

Tuy nhiên, vỏ quýt chỉ mang tính chất hỗ trợ, không nên phụ thuộc hoàn toàn vào nó trong quá trình điều trị ung thư. Bạn nên đến bệnh viện và được bác sĩ hỗ trợ.

Cách làm tinh dầu vỏ quýt tại nhà để khử mùi, đuổi côn trùng

Cách làm tinh dầu vỏ quýt tại nhà để khử mùi, đuổi côn trùng
Cách làm tinh dầu vỏ quýt tại nhà để khử mùi, đuổi côn trùng

Tinh dầu quýt thường có giá khá cao, vì vậy để tiết kiệm chi phí bạn có thể tự

làm tại nhà, chỉ mất khoảng vài tiếng để có thể làm ra 1 lọ tinh dầu quýt. Hương thơm thanh mát dễ chịu giúp thư giãn tốt, khử mùi hiệu quả, đuổi côn trùng, hay cả dùng hỗ trợ phòng trị bệnh. Không quá khó, bạn có thể tham khảo cách làm tinh dầu quýt siêu đơn giản dưới đây.

Chuẩn bị

  • Vỏ quýt tươi.
  • Nồi có nắp đậy dạng vòm.
  • Đá lạnh.
  • Chén sành nặng.
  • Hũ thủy tinh tối màu.

Cách làm tinh dầu quýt

  • Bước 1: Rửa sạch vỏ quýt, để ráo, cắt thành sợi mỏng.
  • Bước 2: Cho vỏ quýt đã cắt sợi vào nồi, đổ nước ngập mặt, đặt chén sành vào giữa nồi sao cho chén được cố định chắc chắn.
  • Bước 3: Bật bếp và đun cho nước trong nồi sôi thì vặn nhỏ lửa, lật ngược nắp nồi, cho đá lạnh lên bên trên. Hơi nước mang tinh dầu khi bốc hơi lên gặp đá lạnh sẽ ngưng tụ và theo phần chóp nhọn của nắp nồi mà nhỏ xuống lòng chén đã đặt sẵn bên dưới. Bạn đun như vậy trong khoảng thời gian 45 phút đến 1 tiếng để thu được hết lượng tinh dầu trong vỏ quýt.
  • Bước 4: Lọc lấy phần tinh dầu

Hỗn hợp thu được trong chén sẽ gồm nước cất và tinh dầu quýt. Phần tinh dầu nhẹ hơn sẽ nổi lên trên. Nếu không có phễu lọc tinh dầu, bạn có thể dùng cách thủ công là hớt chúng bằng dụng cụ sạch, cho vào hũ thủy tinh tối màu, tránh ánh nắng mặt trời khi bảo quản.

Cách khử mùi và đuổi côn trùng bằng tinh dầu quýt

Để khử mùi trong phòng hoặc trong nhà, chỉ cần mở nắp lọ tinh dầu hoặc cho ít tinh dầu và đèn xông tinh dầu thì căn phòng sẽ tràn ngập hương thơm. Để đuổi côn trùng như muỗi, ruồi,… thì mở nắp lọ tinh dầu để gần chỗ có muỗi hoặc pha vào bình nước để xịt vào những nơi có côn trùng, chúng sẽ tự động biến mất. Tuy nhiên lưu ý tránh để tinh dầu tiếp xúc trực tiếp với mắt hoặc vết thương hở.

Những điều cần biết khi sử dụng vỏ quýt

Những điều cần biết khi sử dụng vỏ quýt
Những điều cần biết khi sử dụng vỏ quýt

Quýt là loại quả được trồng ở khắp nước ta và có giá trị cao trong nền kinh tế. Do cấu tạo của quả quýt khá mỏng, nhẵn bóng khi sử dụng hàm lượng chất bảo quản cao có thể bị tàn dư khi chưa được xử lý kỹ. Khi sử dụng vỏ quýt để làm trà, bạn nên làm sạch vỏ quýt bằng cách ngâm nước muối hoặc chất làm sạch thực phẩm. Trong vỏ quýt chứa khá nhiều tinh dầu cần dùng vừa đủ liều lượng vỏ quýt để tránh gặp phải tình trạng đầy bụng, ợ hơi, khó tiêu,…

Đặc biệt với những người có triệu chứng âm hư ho khan không có đờm hay ho ra máu không nên dùng vỏ quýt trần bì. Chỉ nên sử dụng đúng, đủ liều lượng và được sự tư vấn từ bác sĩ. Tránh việc không cải thiện tình trạng bệnh mà thậm chí còn có thể gây ra ngộ độc hoặc tác dụng phụ nghiêm trọng.

Bảo quản vỏ quýt đúng cách

Vỏ quýt phơi khô: Vỏ quýt sẽ được làm khô bằng cách phơi nắng hoặc sấy khô trong không khí. Vỏ quýt khi phơi khô có tác dụng tốt hơn vỏ quýt tươi. Càng phơi lâu hoặc bảo quản lâu thì vỏ quýt càng tốt vì lượng tinh dầu sẽ bay hơi và giảm đi nhiều, đồng thời lượng flavonoid tăng lên tương đối. Với cách làm trên, bạn có thể sử dụng trong thời gian khá dài mà không lo hỏng hay mất đi công dụng của nó.

Vỏ quýt ngâm: So với phương pháp bảo quản bảo quản bằng cách phơi khô thì vỏ quýt ngâm nước cần đòi hỏi kinh nghiệm nhiều hơn. Nếu ngâm quá lâu vỏ quýt dễ bị mốc, chất lượng khó bảo đảm, nếu trong thời gian quá ngắn thì độ khô sẽ làm giảm các chất trong vỏ quýt

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *